Ngày 10: TÂM HỒN KHẮT KHE
Tôi
không có ý nói rằng một thái độ khắt khe là điều nguy hại. Nếu bạn làm việc
trong lĩnh vực khoa học, đó là phương cách duy nhất để bạn có thể làm được việc.
Một
tâm hồn khắt khe là yếu tố thiết yếu nếu bạn làm việc trong lĩnh vực khoa học kỹ
thuật. Nhưng một tâm hồn khắt khe sẽ trở thành rào cản nếu bạn muốn phát triển
thế giới nội quan của mình. Nếu không có nó, khoa học không thể phát triển. Nếu
có nó, mọi tín ngưỡng không thể phát triển. Chúng ta phải hiểu rõ điều này. Nếu
chúng ta làm việc một cách khách quan, chúng ta phải có nó. Nếu chúng ta làm việc
một cách chủ quan, chúng ta phải đặt nó sang một bên. Chúng ta phải biết cách vận
dụng nó ở những nơi hợp lý. Bạn đừng bao giờ để nó trở thành một định kiến. Bạn
phải là người vận dụng nó. Bạn phải tự do trong việc ứng dụng nó.
Bạn
không thể phát huy được thế giới nội quan với một tâm hồn khắt khe như thế. Sự
hoài nghi là một rào cản, cũng giống như sự tin tưởng là một rào cản trong lĩnh
vực khoa học. Một người luôn bám chặt lấy những định kiến sẽ chẳng bao giờ có
thể tiến xa trong khoa học. Đó là lý do tại sao vào những ngày niềm tin tín ngưỡng
còn thống trị thế giới nó vẫn luôn mang tính phản khoa học. Cuộc xung đột giữa
tín ngưỡng và khoa học không phải ngẫu nhiên xuất hiện. Thực ra, đó không phải
là cuộc xung đột giữa tín ngưỡng và khoa học, đó là cuộc xung đột giữa chiều hướng
khác nhau trong nhân loại, khách quan và chủ quan. Sự vận hành của chúng luôn đối
nghịch nhau.
No comments...Leave one now